Cách lập trình web - làm thế nào để tạo website hoàn chỉnh
1. Chọn loại hình website phù hợp
Trên thực tế, có nhiều loại hình website với thiết kế, giao diện và tính năng đa dạng phù hợp với từng nhu cầu kinh doanh khác nhau. Bạn nên chọn kiểu website phù hợp với mục đích sử dụng của bản thân hay doanh nghiệp, chẳng hạn như:
- Website bán hàng: Loại trang web này tập trung vào việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ trên gian hàng trực tuyến để người dùng mua hàng và thường đi kèm với hệ thống thanh toán điện tử.
- Website dạng Blog cá nhân: thường chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm, suy nghĩ và nhiều chủ đề khác.
- Website dạng forum: là nơi người dùng trao đổi thông tin, thảo luận và đặt câu hỏi về các chủ đề cụ thể.
- Website dành cho doanh nghiệp, công ty: để giới thiệu, quảng bá và cung cấp thông tin về doanh nghiệp hoặc công ty.
- Website giáo dục: dành cho trường học, trung tâm giáo dục hay cung cấp học liệu, tài liệu và khóa học trực tuyến.
- Website tin tức, báo điện tử: cung cấp tin tức, bài viết và thông tin mới nhất về các sự kiện, chủ đề đang diễn ra.
- Website dạng Landing Page: được thiết kế để tập trung vào một mục tiêu duy nhất, thường là khuyến mãi, tiếp thị sản phẩm hoặc thu thập thông tin liên hệ.
2. Xác định tính năng và công nghệ cần thiết cho website:Đăng ký mua tên miền (domain) cho website
Tên miền được ví như địa chỉ của ngôi nhà mà bạn đang xây. Thông qua địa chỉ miền, người dùng có thể tìm thấy website của bạn. Bởi thế, hãy lựa chọn cho website của mình một tên miền ưng ý và phản ánh nội dung của web một cách rõ ràng.
Để đăng ký tên miền website, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Nghĩ tên miền cho website của bạn
Bạn có thể lựa chọn tên miền với các ý tưởng vô cùng đa dạng theo sở thích của mình hoặc dựa trên các dấu hiệu đặc biệt liên quan đến cá nhân/ doanh nghiệp/ thương hiệu/ sản phẩm.
Kiểm tra tên miền khả dụng
Để kiểm tra xem tên miền của bạn vừa nghĩ ra đã có bên nào đăng ký trước chưa, bạn có thể truy cập vào trang web một số đơn vị cung cấp tên miền uy tín chẳng hạn như GoDaddy, Namecheap, Google Domains, Name.com, Bluehost,...
Nếu tên miền chưa được đơn vị nào đăng ký trước, bạn có thể lựa chọn đặt mua theo mức giá công khai trên trang web. Ngoài ra, chi phí có thể thay đổi tùy thuộc vào đuôi miền mà bạn chọn. Chẳng hạn .com hoặc .vn sẽ có mức giá cao hơn các đuôi miền khác (.net, .online,...)
3.Thuê web hosting
Web Hosting (hoặc dịch vụ lưu trữ web) là dịch vụ lưu trữ trang web và các tệp tin liên quan trên máy chủ đặc biệt được kết nối với Internet để người dùng có thể truy cập website và tải dữ liệu khi cần.
Khi bạn chọn gói web hosting, có một số điều quan trọng bạn cần xem xét:
Khả năng chứa bao nhiêu trang web: tức là số lượng trang web bạn có thể đưa lên hosting.
Chứng chỉ bảo mật SSL: đảm bảo rằng thông tin truyền qua trang web của bạn được mã hóa và bảo mật.
Dung lượng database và băng thông: đảm bảo rằng bạn có đủ không gian lưu trữ và băng thông để hỗ trợ nhu cầu của trang web.
Ram (Bộ nhớ trong): quyết định tốc độ hoạt động của trang web. Một bộ nhớ lớn giúp trang web hoạt động nhanh hơn.
Trang quản trị thân thiện (Control Panel)
Đội ngũ tư vấn của nhà cung cấp hosting thân thiện, chuyên nghiệp và sẵn lòng hỗ trợ bạn trọn đời.
Với dạng website dạng tự lưu trữ (Self-hosted) như Wordpress, Woo Commerce hoặc trang web tự code, nếu không có nhiều kiến thức về công nghệ và lập trình, việc tự thuê hosting và cài đặt có thể phức tạp.
Tuy nhiên, nếu bạn chọn nền tảng Cloud Platform như Sapo Web hoặc Shopify, bạn không cần phải quan tâm nhiều về việc lưu trữ (hosting) hoặc bảo mật SSL. Thay vào đó, trang web của bạn sẽ được xây dựng trực tiếp trên nền tảng của đơn vị cung cấp, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.